CHÚNG TÔI CAM KẾT 100% CHIM YẾN SẺ VÀO NHÀ BẠN Ở VÀ LÀM TỔ

1/ TƯ VẤN KHẢO SÁT THIẾT KẾ NHÀ NUÔI YẾN MIỄN PHÍ.
2/ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN.
3/ CẢI TẠO NHÀ YẾN KHÔNG CÓ CHIM VÀ KÉM HIỆU QUẢ.
4/ CUNG CẤP THIẾT BỊ NUÔI YẾN.
5/ MUA BÁN TỔ YẾN

LIÊN HỆ:

Đỗ Trung Kiên
ĐT: 0903393508
Mail: Kiendo9@gmail.com
TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương....

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

ÂM THANH GỌI YẾN TRONG NHÀ ( NỘI BỘ)

Kienlong 5 (internal)


Mọi chi tiết xin liên hệ: 0903393508

ÂM THANH GỌI YẾN TRONG NHÀ ( NỘI BỘ)

Kienlong 4 (internal)


Mọi chi tiết xin liên hệ: 0903393506

ÂM THANH GỌI YẾN TRONG NHÀ ( NỘI BỘ)

Kienlong 3 (internal)



Moi chi tiết xin liên hệ: 0903393508

ÂM THANH GỌI YẾN TRONG NHÀ ( NỘI BỘ)

Kienlong 2 (internal)



Mọi chi tiết xin liên hệ :0903393508

ÂM THANH GỌI YẾN TRONG NHÀ ( NÔI BỘ)

I/ Sự bùng nổ về nhà nuôi trong thời gian gần đây. Đã gây nên nhiều khó khăn trong quá trình dẫn dụ chim yến vào nhà mới xây dựng.
II/ Nguyên nhân:
1/  Là do mực độ phân bố nhà yến quá nhiều, thường tập trung vào một điểm, bao quanh những nhà nuôi yến thành công.
2/ Áp dụng kỹ thuật chưa đạt yêu cầu.
3/ Dùng âm thanh không đúng cánh: Ở đây tôi chỉ nói đến âm thanh trong nhà( nôi bộ), hàng 100 nhà nuôi tại Cần Giờ, Gò Công, Đồng Nai, Bình Dương, Vùng Tàu, Bạc Liệu... Hầu như trên 90% nhà nuôi yến tại Việt Nam, điều dùng âm thanh nôi bộ trùng nhau là âm thanh Baby King hoặc Super Baby king và một số âm thanh khác, dẫn đến chim yến quá nhàm chán và không hiệu quả. Do vậy các nhà nuôi chim yến xây dựng sau, thường là chim yến ở lại  rất ít hoặc là không có con chim nào ở sau 2 đến 3 năm đi vào hoạt động.
4/ Những yếu tố các( được viết ở các bài tiếp theo)
III/ Qua một thời gian dài xây dựng nhà nuôi yến, chúng tôi đã cho ra đời 5 loại âm thanh Nội bộ mới để không bị trùm lập giữa các nhà yến với nhau, trong cùng khu vực mới có cho được hiệu quả tốt nhất.
 1/ Tôi tạm đặt tên là Kienlong 1-5 (internal), đã được ứng dụng cho nhiều nhà nuôi yến mà chúng tôi xây dưng cho hiệu quả tốt, như ( Đồng Nai, Bình Dương, Bình thuận, Vũng Tàu, TPHCM, Tiền Giang...)

Kienlong 1(internal)


Mọi chi tiết xin liên hệ: 0903393508



ĐỊCH HẠI VÀ ĂN THỊT CHIM YẾN

Chuột : 
Chúng ăn thịt chim yến và tổ yến là món ăn mà chúng thích nhất.



 Mèo :
Những con mèo không bao giờ bỏ qua cơ hội khi tiếp cận được với nhà yến


Tắc kề :
Nhà nuôi yến bị địch hại tấn công:

 Chỉ còn lại lông chim yến nằm lại trên sàn nhà và gốc nhà.

 





Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

“Pháo đài” yến sẽ vượt tầm kiểm soát


 TT - Với hơn 72% số nhà yến nằm ở khu vực dân cư, UBND huyện Cần Giờ (TP.HCM) bày tỏ lo ngại nghề nuôi yến sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, chưa kể vấn đề vệ sinh môi trường, dịch bệnh...

Một “pháo đài” yến mới được xây dựng, đang trong thời gian dụ yến - Ảnh: Minh Tiến    
Nhiều chuyên gia khuyến cáo hiện tượng đua nhau đầu tư nhà yến theo phong trào sẽ tác động tiêu cực đến định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Cần Giờ, trong khi hiệu quả đầu tư có nguy cơ ngày càng giảm.
Mỗi tháng mọc thêm 5-6 nhà yến
Mới 6g sáng, âm thanh từ hàng loạt loa gọi chim yến ở xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ) đồng loạt vang lên rền rĩ và kéo dài đến tận chiều tối. Với cư dân sinh sống tại đây, âm thanh này đã trở thành nỗi ám ảnh khi mọi ngõ ngách họ đều có thể nghe chúng. “Mấy năm rồi, từ hồi người ta kéo nhau về đây nuôi yến ngày nào cũng ồn ào vậy, giữa trưa nắng muốn có một giấc ngủ yên cũng khó” - chị Lan, một người bán nước giải khát ở xã Tam Thôn Hiệp, nói.
Theo chị Lan, người dân trong xã đã nhiều lần phản ảnh đến chính quyền việc loa gọi chim gây ồn ào, nhưng khi có người tới đo độ ồn thì lại không vượt quá tiêu chuẩn nên không xử lý được.
Ông Phạm Trọng Đức, phó trưởng phòng kinh tế UBND huyện Cần Giờ, cho biết trong gần một năm, tính đến tháng 7-2012, Cần Giờ đã có thêm 53 nhà nuôi yến mới được đưa vào khai thác, nâng tổng số nhà yến trên toàn huyện lên 154 căn, tức trung bình mỗi tháng có 5-6 nhà yến mới mọc lên.
Theo PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Thu - nguyên trưởng phòng công nghệ tế bào Viện Sinh học nhiệt đới, nghề yến ở Cần Giờ hiện phát triển quá nóng vội mà chưa có quy hoạch. Dù Cần Giờ là vùng sinh thái rất lý tưởng, nhưng với tình trạng xây dựng ồ ạt, chủ yếu trong một diện tích hẹp như hiện nay, nguy cơ thiếu côn trùng làm thức ăn cho yến sẽ rất cao.
Xã Tam Thôn Hiệp là khu vực nuôi yến rầm rộ nhất với 98 nhà yến, chưa kể những nhà đang trong quá trình xây dựng. Dọc con đường qua Tam Thôn Hiệp, những ngôi nhà nuôi yến ba tầng sừng sững như pháo đài, đen đúa và không cửa nẻo xuất hiện dày đặc hai bên đường.
“Hiện tượng người dân các nơi đổ xô về Cần Giờ xây nhà nuôi yến hiện vẫn còn tiếp diễn. Toàn bộ 127 trên tổng số 154 nhà yến đang khai thác ở huyện Cần Giờ đều do chủ đầu tư xin giấy phép xây dựng nhà ở, sau đó chuyển công năng sang nuôi chim yến. Nuôi chim yến ở TP.HCM hoàn toàn không bị cấm nên vẫn chưa có biện pháp thích hợp nào để xử lý” - ông Đức nói.
Nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Mặc dù tỉ lệ nhà yến có chim đến làm tổ đang giảm theo thời gian, nhưng điều này vẫn không làm các nhà đầu tư ngán ngại. Theo số liệu của huyện Cần Giờ, tỉ lệ nhà yến xây dựng từ năm
2006-2008 có chim đến làm tổ là 100%. Năm 2010, tỉ lệ này giảm rất mạnh chỉ còn 29%, trong khi số nhà yến vẫn tăng từng ngày.
Theo ông Trần Thuận - chủ nhiệm CLB sinh vật cảnh Giao Châu, do số nhà yến được xây mới đang tăng nhanh, đàn yến không phát triển kịp số lượng. “Việc các nhà đầu tư vội vàng làm theo phong trào nhưng không có thời gian thăm dò, tìm hiểu có thể dẫn đến lãng phí tiền của, không đạt được hiệu quả về kinh tế” - ông Thuận cảnh báo.
Ông Lê Danh Hiển - phó giám đốc Công ty yến sào Hoàng Yến - cũng cho rằng nếu nhà yến được xây dựng và sử dụng thiết bị không đạt những tiêu chuẩn kỹ thuật, không tạo được môi trường thật giống với tự nhiên cho yến vào ở thì sẽ khó thành công.
Ông Hiển cũng bày tỏ lo ngại trong thời gian tới số nhà yến ở Cần Giờ sẽ nhanh chóng vượt quá tầm kiểm soát, vượt khỏi định hướng quy hoạch thành một làng nghề tập trung kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Theo ông Hiển, việc quy hoạch ngành nghề nuôi yến ở TP.HCM đã đi chậm hơn rất nhiều so với thực trạng phát triển của nghề này tại Cần Giờ.
Trong báo cáo gửi UBND TP.HCM mới đây, huyện Cần Giờ cho rằng việc có tới 111 nhà yến (chiếm 72%) trên địa bàn trong khu dân cư là một điều rất đáng lo ngại. Với xu hướng phát triển theo kiểu tự phát, khi bầy yến tăng đàn có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân các hộ xung quanh. Đồng thời điều này cũng gây khó khăn cho các ngành chức năng trong việc quản lý tình hình vệ sinh môi trường, dịch bệnh.

Theo MINH TIẾN(Tuổi trẻ online)

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Nuôi yến

Nghề mới – lợi nhuận cao

Đầu tư nhà yến – nhằm khai thác nguồn chim yến tự nhiên đề lấy tổ đã và đang trở thành một nghề khá phát triển ở Trà Vinh trong vòng 05 năm trở lại đây. Hiện toàn tỉnh có khoảng 10 nhà yến, chủ yếu tập trung ở thành phố Trà Vinh, huyện Duyên Hải và Trà Cú. Với một lần đầu tư cho nhà yến khoảng 500 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng và thời gian khai thác từ 25 – 30 năm, trung bình từ năm thứ 03 trở đi việc thu hoạch tổ yến ổn định. Theo các hộ nuôi yến ở thành phố Trà Vinh thì với 01 bầy đàn khoảng 1.000 – 2.000 con, sẽ thu sản lượng 01 – 05 kg/tháng; giá thành hiện nay 30 – 35 triệu đồng/kg tổ yến, mỗi nhà yến mang lại thu nhập từ 30 – 150 triệu đồng/tháng.



Trước đây việc thu mua và sơ chế sản phẩm từ yến chủ yếu được các nhà yến đưa về Cần Thơ hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Trong này, các nhà nuôi yến đều do các công ty, doanh nghiệp ngoài tỉnh đến tư vấn, chuyển giao kỹ thuật từ quy trình làm nhà nuôi yến, lắp đặt các thiết bị máy tạo tiếng của yến; kỹ thuật nhử và thu hoạch tổ yến…Hiện nay, đầu ra cho nghề nuôi yến trên địa bàn tỉnh đã được công ty TNHH Đông Yến (Phường 9, Thành phố Trà Vinh) tham gia góp mặt cùng với các “đại gia” ngoài tỉnh. Để có một nhà yến nuôi đạt hiệu quả cao, theo chị Nguyễn Thị Tuyết Hằng – Giám đốc công ty TNHH Đông Yến, thì: yếu tố đầu tiên là nơi đặt nhà nuôi yến phải tránh được tiếng ồn; có lượng thức ăn phong phú (các loài côn trùng bay). Do Trà Vinh là vùng có nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và không khí còn khá trong lành…đây là yếu tố tạo nguồn thức ăn khá phong phú cho yến về tạo đàn.

Cũng theo cán bộ kỹ thuật của công ty TNHH Đông Yến, để có một căn nhà Yến thành công, vấn đề nhất thiết là phải biết cách quan sát hướng bay của đàn Yến, mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp. Hiện nay về chủng loại yến (hay nhạn) đang có mặt tại các vùng nuôi chủ yếu là én (tên tiếng anh Swallow ) cho tổ cọ - rác; nhạn (Martin) loại tổ cọ - rác; yến cọ Indonesia (Swift) loại tổ cọ – nước bọt; yến cọ Việt Nam (Apus Affinis) loại tổ cọ – nước bọt; yến cây dừa (Cypsiurus) loại tổ cọ; yến Hàng (Aerodramus Germanicus) loại tổ nước bọt; yến tổ trắng (Aerodramus Fuciphagus) loại tổ nước bọt. Trung bình một cặp yến sẽ đẻ 2 – 4 lần/năm và khoảng 04 tháng cho 01 tổ yến; trọng lượng trung bình của 01 tổ yến từ 7 – 10 gram. Sản phẩm của yến hiện nay sau khi được các doanh nghiệp thu mua (sản phẩm thô) sẽ phân loại và xử lý. Với giá thành tổ yến thô hiện dao động từ 30 – 35 triệu đồng và quy mô nhà nuôi yến thường từ 100 – 150 m2. Điều kiện lý tưởng phía trong nhà nuôi là đảm bảo nhiệt độ từ 26 – 30 độ C; độ ẩm từ 80% - 95%; ánh sáng 0.02 Lux (Ðơn vị đo cường độ ánh sáng). Trong phía trong nhà nuôi được sử dụng chất tạo mùi bằng dung dịch PW hay bột KW 3 cùng với các thanh làm tổ như thanh gỗ tẩm sấy đặc biệt SWO2…Đặt biệt đối với các lỗ ra vào, lỗ liên phòng, lỗ liên tầng phải không cản trở đường bay của chim; đủ lớn để phát triển đàn; ngăn được các thiên địch của chim và ngăn ánh sáng và gió.

Ngày nay sản phẩm từ tổ yến đã trở thành một sản phẩm đặc sản có giá trị kinh tế rất cao; vì việc khai thác và nuôi yến từ môi trường tự nhiên đã phát triển từ rất lâu tại các địa phương vùng ven biển nước ta. Riêng trên địa bàn tỉnh hiện nghề nuôi yến đã và đang phát triển, mở ra một hướng đi mới với nguồn thu không nhỏ từ các nhà yến và nó đang trở thành hướng đầu tư đầy triển vọng cho các vùng ven nội thành. Nhà nuôi yến phải được xây dựng theo dạng nhà lầu (hình hộp) với độ cao vừa phải (tùy vào điều kiện xung quanh). Riêng tại khu vực khóm 10 (phường 7, thành phố Trà Vinh) đã có 02 nhà yến. Theo một hộ nuôi yến tại đây cho biết với mức đầu tư (vốn xây dựng hoặc nâng cấp sửa chữa lại nhà đang có) dao động từ 300 – 700 triệu đồng; thời gian sử dụng kéo dài trên 30 năm và từ năm thứ 04 cho sản lượng (tổ yến) từ 3 – 5 kg/tháng. Vấn đề đảm bảo môi trường sinh thái hiện nay có một tác động rất lớn việc hình thành, phát triển nghề nuôi yến; đây là yếu tố để duy trì bầy đàn yến nói chung và các thiên địch có lợi phục vụ trong sản xuất nông nghiệp.

                                                                                                               Theo HỮU HUỆ
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...