CHÚNG TÔI CAM KẾT 100% CHIM YẾN SẺ VÀO NHÀ BẠN Ở VÀ LÀM TỔ

1/ TƯ VẤN KHẢO SÁT THIẾT KẾ NHÀ NUÔI YẾN MIỄN PHÍ.
2/ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN.
3/ CẢI TẠO NHÀ YẾN KHÔNG CÓ CHIM VÀ KÉM HIỆU QUẢ.
4/ CUNG CẤP THIẾT BỊ NUÔI YẾN.
5/ MUA BÁN TỔ YẾN

LIÊN HỆ:

Đỗ Trung Kiên
ĐT: 0903393508
Mail: Kiendo9@gmail.com
TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương....

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Ngầm tranh ngôi “vua yến”

Đua nhau dụ yến về nhà
Người dân ở Bạc Liêu đã dẫn dụ được chim yến vào nhà nuôi và nhân đàn nhanh chóng. Nhưng sự cạnh tranh không lành mạnh khiến người nuôi yến nơi này bất an.
Anh Đ. là một trong những người đầu tiên chiêu dụ yến sào ở Bạc Liêu. Ngoài đàn yến gần 5.000 con tại nhà mình (khu dân cư Địa Ốc, phường 1, thị xã Bạc Liêu), anh đang đầu tư một tòa nhà nữa chuyên nuôi yến sào cũng tại Bạc Liêu với kinh phí lên đến gần 1 tỉ đồng. Nhưng giờ anh bắt đầu mệt mỏi: “Bây giờ mạnh ai nấy dụ yến. Tương lai người ta có thể dùng cả những thủ đoạn xấu. Tôi đau đầu lắm rồi!”.
Ríu rít tiếng chim yến từ... máy phát thanh
Từ mấy tháng nay, ở Bạc Liêu nuôi yến sào đã trở thành câu chuyện của mọi người, mọi nhà. “Ai có được cái nhà hơi cao cao một chút là nghĩ đến chuyện nuôi yến sào. Bây giờ không thể đếm được có bao nhiêu người nuôi yến tại thị xã này” - anh Phong, một “thổ địa” nơi đây, cho biết.
Cái nôi đầu tiên của yến sào ở đây là BV Đa khoa tỉnh Bạc Liêu, kế đó là tòa nhà Tỉnh ủy Bạc Liêu. Hai địa điểm này yến tự tìm về sinh sống, làm tổ, còn lại hầu hết là những điểm nhân tạo, tức là phải có “công nghệ chiêu dụ”. Những điểm dẫn chim yến về mọc lên như nấm sau mưa từ cuối năm 2008. Dày đặc nhất là khu dân cư Địa Ốc, nơi có nhiều biệt thự và nhà cao tầng mới xây. Anh Phong chỉ cho tôi cách nhận dạng những tòa nhà nuôi chim yến. Đó là những tòa nhà từ hai tầng lầu trở lên, có nhiều lỗ nhỏ, tròn, vuông. Nhìn sơ cũng thấy có bảy tòa nhà đang nuôi yến và gần một chục tòa nhà khác đang xây dựng chuẩn bị nuôi. Trong đó có nhiều tòa nhà nuôi chim yến liền kề nhau. Xem ra người ta nói nhà nhà nuôi yến cũng không ngoa.
Hai hộ dân nuôi yến sào sát vách nhau, cùng được một công ty tư vấn kỹ thuật, thiết kế tại thị xã Bạc Liêu. Ảnh: TRẦN VŨ
Anh Đ. lắc đầu: “Quá nhiều người thi nhau dụ yến. Hầu như chỗ nào cũng nghe được tiếng ríu rít của chim yến”. Quả vậy, khi mới đặt chân đến thị xã Bạc Liêu, tôi ngạc nhiên bởi không thấy nhiều chim yến mà cứ nghe tiếng kêu xôn xao, khi xa, khi gần trên bầu trời thị xã. Hỏi kỹ lại mới biết đó là âm thanh tiếng chim yến nhân tạo, phát ra từ các đĩa CD để dụ chim yến về nhà.
Ngầm tranh ngôi “vua yến”
Anh Đ. trở nên bất an khi phát hiện ông hàng xóm sát vách nhà mình cũng cơi trần nhà, khoét lỗ, mở đĩa CD dụ chim yến. Anh bức xúc: “Cũng chính cái công ty tư vấn nuôi yến sào cho tui nay họ lại tư vấn và thiết kế kỹ thuật cho ngay cái ông hàng xóm liền vách nhà tui. Rõ ràng là muốn dụ đàn yến của tui. Kiểu làm ăn của họ khiến tui bất mãn quá! Nếu với đà làm ăn tắc trách như thế thì mai mốt hàng xóm xích mích, những người nuôi yến sẽ phá sản hết”. Anh Đ. đã từng phản ứng quyết liệt với công ty tư vấn đó nhưng cũng chẳng đi đến đâu, bởi chưa có quy định nào cấm các công ty này hạn chế tư vấn kỹ thuật cho khách hàng. Anh và ông hàng xóm mấy tháng nay dè chừng nhau từng cử chỉ. Trước đây anh Đ. còn cho cái máy phát âm thanh để “dẫn” yến được nghỉ ngơi vài giờ mỗi ngày nhưng nay bắt nó làm việc suốt, bởi anh sợ ông hàng xóm phục kích dụ hết chim yến của mình.
Yến bên trong một ngôi nhà nuôi yến sào. Ảnh: TƯ LIỆU
Có thể nói ở Bạc Liêu đã và đang diễn ra một cuộc chiến ngầm nhưng hết sức quyết liệt để tranh thủ thống trị đàn chim yến. Ông Nguyễn Khuê, Văn phòng Tỉnh ủy Bạc Liêu, kể: “Năm 2008, trên nóc tòa nhà Tỉnh ủy Bạc Liêu xuất hiện một đàn yến sào. Lập tức có ngay một ông kỹ sư tên S. lén tìm tới chiêu dụ. Cũng may là chúng tôi phát hiện sớm”. Hồi đó, khi phát hiện bầy yến sào trên nóc nhà Tỉnh ủy, kỹ sư S. đã hợp đồng thuê nóc của một tòa nhà cao tầng gần đó. Ông thuê khách sạn thường trực sáu tháng trời tại Bạc Liêu để “dẫn” đàn yến của tòa nhà Tỉnh ủy về tòa nhà thuê của mình. Sau nhiều tháng không dụ được đàn chim, ông S. nghĩ tiếng kêu chưa mang lại hiệu quả nên liều mạng ôm máy phát tiếng kêu chim yến nhân tạo đến gần tòa nhà Tỉnh ủy hơn để phát mồi dẫn dụ. Đến lúc bị bảo vệ phát hiện ông mới chịu bỏ cuộc, triển khai phương án hai là bắt tay với Văn phòng Tỉnh ủy tiếp tục phát triển đàn chim yến tại đây.
Dù chưa phát hiện những thủ đoạn xấu trong cuộc chiến ngầm thống trị bầy yến sào Bạc Liêu nhưng nhiều người nuôi yến tại đây đã tỏ rõ sự hoang mang. Anh Đ. phân tích: “Yến sào có đặc tính rất thủy chung, đã chọn ở đâu rồi thì khó có ai dụ được chúng dời nơi cư trú. Nhưng nói đi phải nói lại. Như tui đây, từ chỗ không có con chim nào mà nay tui đã dẫn dụ, gầy đàn được mấy ngàn con. Vậy thì người khác cũng có thể làm như vậy một khi họ có bí quyết độc đáo hơn, kỹ thuật cao hơn. Kỹ thuật ngày càng tiến bộ nên khó tránh khỏi việc người ta sẽ dùng cả những thủ đoạn để thống trị đàn yến sào”. Anh Đ. lo lắng nhất là việc một số công ty tư vấn kỹ thuật nuôi yến sào vô trách nhiệm với khách hàng của mình. Họ chỉ thể hiện sự quan tâm đến việc phát triển khách hàng mà không quan tâm đến quyền lợi của khách hàng, cho phát triển nhà nuôi yến tràn lan. Chưa kể hiện nay có rất nhiều công ty tư vấn kỹ thuật nuôi yến sào khác nhau từ TP.HCM, Khánh Hòa đổ về miền Tây khai thác khách hàng. Tại Bạc Liêu cũng đã xuất hiện một số công ty nuôi yến sào nước ngoài như Malaysia, Đài Loan. “Cuộc chiến ngầm này sẽ càng ác liệt hơn trong những ngày sắp tới” - anh Đ. lo lắng.
Nhiều người nuôi yến sào tại Bạc Liêu đã có thu hoạch tổ yến. Ảnh: TƯ LIỆU
Trong khi đó, đã có thể thấy trước việc đầu tư lớn để nuôi yến nhưng yến không thèm về ở, dẫn đến lỗ vốn là hoàn toàn có thể xảy ra. Ông Trần Văn Khánh, Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Bạc Liêu, nơi chim yến về trú ngụ đầu tiên, cho biết: “Trước đây chúng tôi có ý định xây một tòa nhà mới để nuôi yến sào. Nhưng khi thấy quá nhiều người vào nghề này nên chúng tôi đã dừng lại, hiện chỉ còn cố gắng duy trì đàn yến tại nóc tòa nhà bệnh viện này. Đàn yến về chỗ chúng tôi sớm nhất nên chúng tôi có điều kiện nghiên cứu trước hơn nhiều người. Tôi thấy nghề nuôi yến sào không phải dễ dàng, không khéo thì xây nhà rồi bỏ phí”.
Hiện nay yến sào đã có mặt tại nhiều tỉnh miền Tây như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Vĩnh Long. Các tỉnh này cho biết yến sào xuất hiện từ khoảng sau cơn bão số 5 năm 1997. Đến khoảng năm 2000-2001 thì nhiều người phát hiện là loài yến này cho tổ yến sào rất quý nên đã bắt lấy cơ hội nuôi chúng. Trong khoảng ba năm trở lại đây, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật của các công ty kỹ thuật nuôi yến sào nên nghề này phát triển rất mạnh. Tại các địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang hiện có vài chục nhà nuôi yến sào. Điều đáng quan ngại là tại tất cả địa phương này hiện đều chưa có những hoạch định cụ thể cho nghề nuôi yến sào.
Theo TRẦN VŨ

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...