CHÚNG TÔI CAM KẾT 100% CHIM YẾN SẺ VÀO NHÀ BẠN Ở VÀ LÀM TỔ

1/ TƯ VẤN KHẢO SÁT THIẾT KẾ NHÀ NUÔI YẾN MIỄN PHÍ.
2/ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN.
3/ CẢI TẠO NHÀ YẾN KHÔNG CÓ CHIM VÀ KÉM HIỆU QUẢ.
4/ CUNG CẤP THIẾT BỊ NUÔI YẾN.
5/ MUA BÁN TỔ YẾN

LIÊN HỆ:

Đỗ Trung Kiên
ĐT: 0903393508
Mail: Kiendo9@gmail.com
TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương....

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Test RBW dengan suaranya




Nuôi yến trong nhà: Lấy lộc trời cũng phải có đầu tư

(Tamnhin.net) - Nuôi yến lấy tổ là một nghề đem lại lợi nhuận cao mà chi phí đầu tư chỉ một lần. Phú Yên hiện có nhiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nghề này với quy mô lớn, tỉ lệ thành công khá cao. Tuy nhiên, cần có sự đầu tư về công nghệ để nghề này phát triển bền vững.

Một góc căn nhà nuôi yến ở Phú Yên.
Vào đầu tháng 5/2005, Công ty Sách thiết bị trường học Phú Yên phát hiện một bầy chim yến vào cư trú trong nhà để xe ô tô tại cửa hàng sách của công ty (221, 223 Trần Hưng Đạo, phường 4, TP Tuy Hòa).
Từ khoảng 30 cá thể chim yến (11 tổ), qua hơn 5 năm bảo tồn và phát triển, đàn chim đã sinh sôi nảy nở, giờ lên đến hàng chục ngàn con. Các nhà nuôi yến ở Phú Yên dần mọc lên sau đó, ước khoảng trên 20 nhà nuôi với gần 20.000 cá thể, tập trung ở TP Tuy Hòa, các huyện Phú Hòa và Đông Hòa.
Lộc trời dễ cho mà khó lấy
Việc phát triển mô hình nuôi chim yến trong nhà tại Phú Yên mang tính tự phát. Các nhà đầu tư chưa nắm vững về kỹ thuật, địa điểm đầu tư chưa tốt, xây dựng nhà chim chưa đúng quy trình, lắp đặt trang thiết bị không đúng nên hiệu quả còn thấp.
Ông Trần Minh Châu, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng chuyển giao công nghệ Phú Yên cho rằng: “Công nghệ nuôi chim yến ở địa phương chưa được hoàn thiện là do người chuyển giao và người tiếp nhận điều hành nhà nuôi chưa am hiểu tường tận lĩnh vực này”.
Đó là các yếu tố tác động từ tự nhiên như khí hậu, thời tiết theo mùa, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn...; yếu tố chủ quan cần tác động như âm tần dẫn dụ, tạo mùi thân quen bầy đàn, mùi thu hút dẫn dụ, địa điểm xây dựng nhà nuôi... chưa chuẩn.
Do đầu tư nhà nuôi không theo yêu cầu của các đặc tính tự nhiên của chim yến hàng nên sau một thời gian chim đảo lượn nhưng không ở hoặc ở một thời gian ngắn rồi di chuyển đi nơi khác.
Ông Trần Quốc Bửu, Giám đốc Công ty Sách thiết bị trường học Phú Yên nói: “Chúng tôi rất bức xúc vì một số nhà yến mới làm đã xử lý không đúng kỹ thuật, phá hoại đàn chim. Có nơi phát âm thanh dẫn dụ chim vào nhà rồi đóng cửa, bắt chim yến đem bán, thậm chí bán cho quán nhậu!”.
                                                                                         
Cận cảnh yến đang làm tổ trên trần nhà.
Điều bất cập khác là tốc độ xây dựng nhà nuôi ở Phú Yên quá nhanh so với sự phát triển bầy đàn trong tự nhiên. Địa phương cũng chưa có điều tra về đường đi về, khu vực kiếm mồi, uống nước... của chim yến.
TP Tuy Hòa hiện có nhiều cửa hàng bán yến sào và sản phẩm chế biến từ tổ yến. Tuy nhiên, theo ông Bửu: “Dư luận đã xôn xao chuyện một số người đã làm tổ yến giả tung ra thị trường”.
Tổ yến là vị thuốc chữa được nhiều bệnh và được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, hiện có giá trên dưới 50 triệu đồng/kg. Tổ yến tại Phú Yên có chất lượng và trọng lượng tương đối cao so với một số tỉnh trong khu vực. Theo ông Trần Văn Hội, Giám đốc Công ty TNHH Bảo tồn và phát triển Yến sào Phú Yên: “Qua thu hoạch những lứa đầu tiên, chúng tôi thấy tổ yến rất dày, sạch, từ 70-80 tổ là đủ 1 kg”.
Đến nay, Phú Yên vẫn chưa có cơ quan nào quản lý chung, làm đầu mối xuất khẩu yến sào. Nhiều ý kiến cho rằng, muốn phát triển nghề nuôi yến bài bản, bền vững, địa phương cần có cơ quan theo dõi, liên kết, đưa ra chính sách, định hướng phát triển, quy trình quy phạm và các tiêu chuẩn về chăn nuôi chim yến.
Đòi hỏi đầu tư và công phu
Các chuyên gia cho rằng, giai đoạn từ năm 2011-2020 là thời điểm vàng cho sự phát triển hang yến nhân tạo và nhà yến tại Phú Yên. Do vậy, cần chú trọng công tác nghiên cứu phát triển việc nuôi chim yến thành một nghề bền vững, nhằm đem lại nguồn lợi từ yến sào cho tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, việc phát triển nghề nuôi yến cần ở mức độ vừa phải, đầu tư có chừng mực, không nên làm rầm rộ.
Điều quan trọng là người nuôi yến cần phải có sự say mê, nắm vững kỹ thuật, thường xuyên quan sát tỉ mỉ, nâng cao hiểu biết của mình về lĩnh vực này; cập nhật thông tin để nâng cấp, chỉnh sửa nhà yến của mình ngày càng hoàn thiện, tạo một môi trường mà chim yêu thích.
                                                                                        
Chim yến ở cửa hàng sách của Công ty Sách thiết bị trường học Phú Yên
Tiến sĩ Nguyễn Khoa Diệu Thu (Viện Sinh học nhiệt đới) chia sẻ: “Người nuôi yến cần có sự nhạy cảm, biết cách xử lý để nhà yến đạt tiêu chuẩn. Giải pháp kỹ thuật nuôi chim yến trên thế giới luôn đổi mới theo hướng ngày càng hiện đại, các nhà nuôi chim yến cần phải không ngừng sáng tạo ra các phương pháp mới”.
Để bảo tồn và phát triển nhanh đàn yến, căn nhà yến cần có nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng, khung sàn chim ở phải kín, mềm, dễ bám; bên trong nhà phải yên tĩnh, tránh gây xáo động.
Trong nhà yến cần có xà cho chim đu bám và làm tổ, có hệ thống loa tốt, bộ sưu tập các băng gọi tiếng chim, các kiểu tổ giả để giúp chim non làm tổ lần đầu cho dễ, có chất dẫn dụ chim vào nhà... Việc thu hoạch tổ yến cần đúng thời gian, theo từng đợt 6 tháng/lần là lý tưởng nhất. Nuôi côn trùng cũng là một hướng bổ cứu để nghề nuôi yến phát triển.
Phú Yên có dòng sông Ba với nhiều bãi và cù lao - nơi có nhiều côn trùng làm thức ăn, là một ưu thế trong việc nuôi chim yến. Theo các nhà khoa học, tỉnh cần xây dựng một dự án hoặc đề tài khoa học về nuôi chim yến để phát huy hiệu quả mô hình này.
Đó là việc chọn, quy hoạch địa điểm nuôi, xác định quy mô, đối tượng đầu tư, kiểu hình kỹ thuật cơ bản, chọn nhà thầu tư vấn, những định hướng cụ thể cho phát triển trong tương lai.
 Hiện Công ty Yến sào Khánh Hòa đã tư vấn, chuyển giao công nghệ nuôi chim yến trong nhà cho nhiều hộ gia đình ở Phú Yên. Ông Lê Hữu Hoàng, Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa cho hay: “Nghiên cứu khoa học đã xác định, việc nuôi chim yến trong nhà không cạnh tranh với yến hang động tự nhiên mà còn làm cho quần thể đàn chim yến phát triển do phương pháp khai thác tổ hợp lý và điều kiện thu hoạch thuận lợi hơn”.
Theo Hải Đăng

Triển vọng nghề nuôi yến ở Sông Đốc



    Yến sào là món ăn quý hiếm, sau khi chế biến, nó trở thành loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trước kia, tổ yến được khai thác ngoài đảo xa, nay chim yến làm tổ, đẻ trứng trong nhà, ngay giữa lòng phố chợ. Được tận mắt chứng kiến cảnh sáng sáng chiều chiều đàn chim ríu rít bên con người, tôi không khỏi vui mừng và thán phục. Nuôi chim yến để lấy tổ đang là một nghề mới, nhiều triển vọng ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Hiện thị trấn Sông Đốc có đến 9 ngôi nhà nuôi yến.

Chim yến hội tụ trên bầu trời thị trấn Sông Đốc
    Chú Thái Tử Văn, người đầu tiên nuôi yến ở Sông Đốc, kể: “Sau cơn bão số 5, có rất nhiều chim yến không biết từ đâu bay về Sông Đốc, rồi đáp vô tá túc tại nhà kho của một công ty cổ phần cách đây vài trăm mét. Sau đó chúng bắt đầu làm tổ, đẻ trứng và sinh sôi nảy nở, mang lại nguồn lợi lớn cho gia chủ. Chim yến làm tổ trong nhà đã làm cho tôi và nhiều người ở đây ngạc nhiên, thắc mắc tại sao đàn yến lại tìm đến đó sinh sống”. Thế là, từ những thắc mắc đó, chú và người em trai là Thái Trường Danh ra công tìm tòi học hỏi, tra cứu tài liệu nói về chim yến, quyết khám phá cho được những điều kỳ thú về chim yến và cũng là tìm lời giải đáp cho mình. Khi cánh cửa bí mật từ từ hé mở, chú lại tiếp tục tìm đến các chuyên gia để học hỏi với hy vọng ngôi nhà mình sẽ trở thành ngôi nhà chung có thật nhiều tổ yến. Nghĩ là làm, chú bắt đầu tu bổ, thiết kế lại nhà cửa theo đúng quy cách và phù hợp với tập tính sinh hoạt của yến, rồi ra tận Nha Trang, Khánh Hòa, tìm đến những nhà nuôi yến để tham quan, học hỏi cách dẫn dụ chim. Đồng thời, tham dự các buổi hội thảo để tìm hiểu kỹ về đặc điểm sinh học, chu kỳ sinh sản, làm tổ và các điều kiện thích ứng với môi trường của chim yến. Đến nay, từ 100 giống ban đầu, đàn yến mà chú và em trai nuôi đã phát triển nhiều vô kể.

Chú Thái Tử Văn bên ngôi nhà đang được xây dựng để phát triển nghề nuôi yến


Khi hoàng hôn buông xuống, hàng ngàn con chim yến bay về làm tổ ở khách sạn Đông Á
    Chú nói: “Bí quyết để thành công trước hết là kỹ thuật dẫn dụ yến vào nhà, kế đến là môi trường phải thoáng mát, sạch, yên tĩnh, ít người lui tới và ván dành cho chim làm tổ phải mềm, không có mùi vị khác thường”. Yến làm tổ bằng chính nước bọt của chúng tiết ra rồi tự kéo thành sợi nhỏ, cuộn lại giống hình vỏ sò, gọi là yến sào (tổ yến). Theo các chuyên gia nuôi yến, 1.000 con yến có thể làm 400 tổ/mùa, mỗi tổ được 10gr yến sào. Giá yến sào trung bình hiện nay từ 25 - 40 triệu đồng/kg. Từ những kinh nghiệm có được, chỉ sau hơn một năm nuôi, chú Văn đã trở nên rất gần gũi với đàn chim yến và gắn bó với nghề nuôi yến.
    Có thể nói, nuôi yến trong nhà hiện nay là một nghề độc nhất vô nhị, mở ra nhiều tiềm năng và triển vọng. Điều quan trọng nhất là người nuôi phải được tư vấn về khu vực làm tổ và có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là biết chọn vùng có chim yến quần tụ hoặc làm tổ. Anh em nhà chú Văn là người đầu tiên nuôi yến thành công ở Sông Đốc và hiện anh dành hết thời gian tiếp tục nghiên cứu, học hỏi các quy trình kỹ thuật để khai thác nguồn lợi yến sào thơm ngon nhất, phát triển loại sản phẩm tự nhiên vô cùng quý giá này.

Theo PHẠM THUYÊN

Ngầm tranh ngôi “vua yến”

Đua nhau dụ yến về nhà
Người dân ở Bạc Liêu đã dẫn dụ được chim yến vào nhà nuôi và nhân đàn nhanh chóng. Nhưng sự cạnh tranh không lành mạnh khiến người nuôi yến nơi này bất an.
Anh Đ. là một trong những người đầu tiên chiêu dụ yến sào ở Bạc Liêu. Ngoài đàn yến gần 5.000 con tại nhà mình (khu dân cư Địa Ốc, phường 1, thị xã Bạc Liêu), anh đang đầu tư một tòa nhà nữa chuyên nuôi yến sào cũng tại Bạc Liêu với kinh phí lên đến gần 1 tỉ đồng. Nhưng giờ anh bắt đầu mệt mỏi: “Bây giờ mạnh ai nấy dụ yến. Tương lai người ta có thể dùng cả những thủ đoạn xấu. Tôi đau đầu lắm rồi!”.
Ríu rít tiếng chim yến từ... máy phát thanh
Từ mấy tháng nay, ở Bạc Liêu nuôi yến sào đã trở thành câu chuyện của mọi người, mọi nhà. “Ai có được cái nhà hơi cao cao một chút là nghĩ đến chuyện nuôi yến sào. Bây giờ không thể đếm được có bao nhiêu người nuôi yến tại thị xã này” - anh Phong, một “thổ địa” nơi đây, cho biết.
Cái nôi đầu tiên của yến sào ở đây là BV Đa khoa tỉnh Bạc Liêu, kế đó là tòa nhà Tỉnh ủy Bạc Liêu. Hai địa điểm này yến tự tìm về sinh sống, làm tổ, còn lại hầu hết là những điểm nhân tạo, tức là phải có “công nghệ chiêu dụ”. Những điểm dẫn chim yến về mọc lên như nấm sau mưa từ cuối năm 2008. Dày đặc nhất là khu dân cư Địa Ốc, nơi có nhiều biệt thự và nhà cao tầng mới xây. Anh Phong chỉ cho tôi cách nhận dạng những tòa nhà nuôi chim yến. Đó là những tòa nhà từ hai tầng lầu trở lên, có nhiều lỗ nhỏ, tròn, vuông. Nhìn sơ cũng thấy có bảy tòa nhà đang nuôi yến và gần một chục tòa nhà khác đang xây dựng chuẩn bị nuôi. Trong đó có nhiều tòa nhà nuôi chim yến liền kề nhau. Xem ra người ta nói nhà nhà nuôi yến cũng không ngoa.
Hai hộ dân nuôi yến sào sát vách nhau, cùng được một công ty tư vấn kỹ thuật, thiết kế tại thị xã Bạc Liêu. Ảnh: TRẦN VŨ
Anh Đ. lắc đầu: “Quá nhiều người thi nhau dụ yến. Hầu như chỗ nào cũng nghe được tiếng ríu rít của chim yến”. Quả vậy, khi mới đặt chân đến thị xã Bạc Liêu, tôi ngạc nhiên bởi không thấy nhiều chim yến mà cứ nghe tiếng kêu xôn xao, khi xa, khi gần trên bầu trời thị xã. Hỏi kỹ lại mới biết đó là âm thanh tiếng chim yến nhân tạo, phát ra từ các đĩa CD để dụ chim yến về nhà.
Ngầm tranh ngôi “vua yến”
Anh Đ. trở nên bất an khi phát hiện ông hàng xóm sát vách nhà mình cũng cơi trần nhà, khoét lỗ, mở đĩa CD dụ chim yến. Anh bức xúc: “Cũng chính cái công ty tư vấn nuôi yến sào cho tui nay họ lại tư vấn và thiết kế kỹ thuật cho ngay cái ông hàng xóm liền vách nhà tui. Rõ ràng là muốn dụ đàn yến của tui. Kiểu làm ăn của họ khiến tui bất mãn quá! Nếu với đà làm ăn tắc trách như thế thì mai mốt hàng xóm xích mích, những người nuôi yến sẽ phá sản hết”. Anh Đ. đã từng phản ứng quyết liệt với công ty tư vấn đó nhưng cũng chẳng đi đến đâu, bởi chưa có quy định nào cấm các công ty này hạn chế tư vấn kỹ thuật cho khách hàng. Anh và ông hàng xóm mấy tháng nay dè chừng nhau từng cử chỉ. Trước đây anh Đ. còn cho cái máy phát âm thanh để “dẫn” yến được nghỉ ngơi vài giờ mỗi ngày nhưng nay bắt nó làm việc suốt, bởi anh sợ ông hàng xóm phục kích dụ hết chim yến của mình.
Yến bên trong một ngôi nhà nuôi yến sào. Ảnh: TƯ LIỆU
Có thể nói ở Bạc Liêu đã và đang diễn ra một cuộc chiến ngầm nhưng hết sức quyết liệt để tranh thủ thống trị đàn chim yến. Ông Nguyễn Khuê, Văn phòng Tỉnh ủy Bạc Liêu, kể: “Năm 2008, trên nóc tòa nhà Tỉnh ủy Bạc Liêu xuất hiện một đàn yến sào. Lập tức có ngay một ông kỹ sư tên S. lén tìm tới chiêu dụ. Cũng may là chúng tôi phát hiện sớm”. Hồi đó, khi phát hiện bầy yến sào trên nóc nhà Tỉnh ủy, kỹ sư S. đã hợp đồng thuê nóc của một tòa nhà cao tầng gần đó. Ông thuê khách sạn thường trực sáu tháng trời tại Bạc Liêu để “dẫn” đàn yến của tòa nhà Tỉnh ủy về tòa nhà thuê của mình. Sau nhiều tháng không dụ được đàn chim, ông S. nghĩ tiếng kêu chưa mang lại hiệu quả nên liều mạng ôm máy phát tiếng kêu chim yến nhân tạo đến gần tòa nhà Tỉnh ủy hơn để phát mồi dẫn dụ. Đến lúc bị bảo vệ phát hiện ông mới chịu bỏ cuộc, triển khai phương án hai là bắt tay với Văn phòng Tỉnh ủy tiếp tục phát triển đàn chim yến tại đây.
Dù chưa phát hiện những thủ đoạn xấu trong cuộc chiến ngầm thống trị bầy yến sào Bạc Liêu nhưng nhiều người nuôi yến tại đây đã tỏ rõ sự hoang mang. Anh Đ. phân tích: “Yến sào có đặc tính rất thủy chung, đã chọn ở đâu rồi thì khó có ai dụ được chúng dời nơi cư trú. Nhưng nói đi phải nói lại. Như tui đây, từ chỗ không có con chim nào mà nay tui đã dẫn dụ, gầy đàn được mấy ngàn con. Vậy thì người khác cũng có thể làm như vậy một khi họ có bí quyết độc đáo hơn, kỹ thuật cao hơn. Kỹ thuật ngày càng tiến bộ nên khó tránh khỏi việc người ta sẽ dùng cả những thủ đoạn để thống trị đàn yến sào”. Anh Đ. lo lắng nhất là việc một số công ty tư vấn kỹ thuật nuôi yến sào vô trách nhiệm với khách hàng của mình. Họ chỉ thể hiện sự quan tâm đến việc phát triển khách hàng mà không quan tâm đến quyền lợi của khách hàng, cho phát triển nhà nuôi yến tràn lan. Chưa kể hiện nay có rất nhiều công ty tư vấn kỹ thuật nuôi yến sào khác nhau từ TP.HCM, Khánh Hòa đổ về miền Tây khai thác khách hàng. Tại Bạc Liêu cũng đã xuất hiện một số công ty nuôi yến sào nước ngoài như Malaysia, Đài Loan. “Cuộc chiến ngầm này sẽ càng ác liệt hơn trong những ngày sắp tới” - anh Đ. lo lắng.
Nhiều người nuôi yến sào tại Bạc Liêu đã có thu hoạch tổ yến. Ảnh: TƯ LIỆU
Trong khi đó, đã có thể thấy trước việc đầu tư lớn để nuôi yến nhưng yến không thèm về ở, dẫn đến lỗ vốn là hoàn toàn có thể xảy ra. Ông Trần Văn Khánh, Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Bạc Liêu, nơi chim yến về trú ngụ đầu tiên, cho biết: “Trước đây chúng tôi có ý định xây một tòa nhà mới để nuôi yến sào. Nhưng khi thấy quá nhiều người vào nghề này nên chúng tôi đã dừng lại, hiện chỉ còn cố gắng duy trì đàn yến tại nóc tòa nhà bệnh viện này. Đàn yến về chỗ chúng tôi sớm nhất nên chúng tôi có điều kiện nghiên cứu trước hơn nhiều người. Tôi thấy nghề nuôi yến sào không phải dễ dàng, không khéo thì xây nhà rồi bỏ phí”.
Hiện nay yến sào đã có mặt tại nhiều tỉnh miền Tây như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Vĩnh Long. Các tỉnh này cho biết yến sào xuất hiện từ khoảng sau cơn bão số 5 năm 1997. Đến khoảng năm 2000-2001 thì nhiều người phát hiện là loài yến này cho tổ yến sào rất quý nên đã bắt lấy cơ hội nuôi chúng. Trong khoảng ba năm trở lại đây, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật của các công ty kỹ thuật nuôi yến sào nên nghề này phát triển rất mạnh. Tại các địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang hiện có vài chục nhà nuôi yến sào. Điều đáng quan ngại là tại tất cả địa phương này hiện đều chưa có những hoạch định cụ thể cho nghề nuôi yến sào.
Theo TRẦN VŨ

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

ÂM THANH GỌI YẾN S_E020

Mẫu âm thanh S_E020( Ngoài trời)



ÂM THANH GỌI YẾN S_E019

Mẫu âm thanh S_E019( Ngoài trời)


ÂM THANH GỌI YẾN S_E018

Mẫu âm thanh S_E018( Ngoài trời)


ÂM THANH GỌI YẾN S_E017

Mẫu âm thanh S_E017(Ngoài trời)


ÂM THANH GỌI YẾN S_E016

Mẫu âm thanh S_E016( Ngoài trời)


ÂM THANH GỌI YẾN S_E015

Mẫu âm thanh S_E015 ( Ngoài trời , gọi cửa, dẩn hướng)


ÂM THANH GỌI YẾN S_E014

Mẫu âm thanh S_E014(Ngoài trời, gọi cửa)




ÂM THANH GỌI YẾN S_E013

Mẫu âm thanh S_E013( Ngoài trời, gọi cửa, dẩn hướng)


ÂM THANH GỌI YẾN S_E012

Mẫu âm thanh S_E012( Ngoài trời)


ÂM THANH GỌI YẾN S_E011

Mẫu âm thanh S_E011( Ngoài trời)


ÂM THANH GỌI YẾN S_E010

Mẫu âm thanh S_E010(Ngoài trời )


ÂM THANH GỌI YẾN S_E009

Mẫu âm thanh S_E009(Ngoài trời)


ÂM THANH GỌI YẾN S_E008

Mẫu âm thanh S_E008(Ngoài trời)




ÂM THANH GỌI YẾN S_E007

Mẫu âm thanh S_E007(Ngoài trời)


ÂM THANH GỌI YẾN S_E006

Mẫu âm thanh S_E006(Ngoài trời)


ÂM THANH GỌI YẾN S_E005

Mẫu âm thanh S_E005(Ngoài trời)


ÂM THANH GỌI YẾN S_E004

Mẫu âm thanh gọi yến S_E004(Ngoài trời)


ÂM THANH GỌI YẾN S_E003

Mẫu âm thanh S_E003(Ngoài trời)


ÂM THANH GỌI YẾN S_E002

Mẫu âm thanh S_E002 ( Ngoài trời)


ÂM THANH GỌI YẾN S_E001

Mẫu âm thanh S_E001( Ngoài trời)


Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Cơ hội làm giàu từ nuôi chim yến

Người nghiên cứu thành mô hình nuôi yến ở Bình Phước là bác sĩ Huỳnh Kim Tiền, chủ DNTN Hồng Đức

Những nhà nuôi chim yến ở Đồng Xoài, Bình Phước
* Chuyên trang kinh tế phát triển: Ông là bác sĩ, phó giám đốc Sở Y tế, hiệu trưởng của một trường trung học y tế tại Bình Phước, vì sao lại đi nghiên cứu mô hình nuôi chim yến lấy tổ?

- Ông Huỳnh Kim Tiền:

Tôi sinh ra và lớn lên tại “vương quốc” chim yến Nha Trang - Khánh Hòa, từ nhỏ đã được theo cha chú của mình đi ra đảo lấy tổ yến. Tôi ấp ủ ước mơ nuôi yến ngay trong ngôi nhà của mình. Đến tuổi trưởng thành, tôi về Đồng Xoài – Bình Phước lập nghiệp. Tình cờ cách đây khoảng 10 năm, tôi đã đọc được thông tin người dân Indonesia nuôi được chim yến trong nhà rất thành công. Không quản ngại xa xôi, tôi tạm gác công việc, “khăn gói” sang học hỏi, nghiên cứu về mô hình nuôi yến. Về nước, một mình tôi lặn lội ra các hòn đảo ở Khánh Hòa để tìm hiểu các “ngôn ngữ” của chim yến. Hàng năm trời, xuôi ngược nhưng nhiều lần thất bại về mô hình này, thậm chí tôi còn bắt yến về nuôi để làm tổ nhưng cũng thất bại nặng nề vì yến không thể sống ở đất liền. Năm 2005, tôi đã quyết định xây nhà cho yến tại nhà của mình. Không ngờ, sau một thời gian chờ đợi, yến bắt đầu về làm tổ.
* Trời không phụ lòng người, ông có thể chia sẻ về những thành công của mình?
- Ngoài xây nhà cho yến đúng với kỹ thuật, yếu tố quan trọng nhất là tạo ra âm thanh của yến khi gọi bạn tình. Lúc đầu về Bình Phước, tôi tính làm thử nghiệm thôi vì thời tiết ở đây khó lắm và nhìn trên bầu trời  chẳng thấy yến đâu, tuy nhiên sau một thời gian nghiên cứu thấy thỉnh thoảng cũng có yến về thì tôi quyết định xây nhà cho yến luôn. Khi xây nhà cho yến, mọi người cứ nghĩ là tôi đang bị bệnh hoang tưởng. Để dẫn được yến vào làm tổ sinh sản thì nhà yến phải giống như hang yến tự nhiên. Từ độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng đến âm thanh đặc trưng của loài yến mà mình ghi âm được cuốn hút chim yến... Trong ngôi nhà của yến, tôi có lắp hệ thống phun sương, tạo độ ẩm để duy trì nhiệt độ luôn ở dưới 30 độ C. Vì học “ngôn ngữ” của yến, tôi đã phải lặn lội cả tháng trời ra đảo khơi, cùng ăn, cùng ngủ với chim yến để biết được tập tính, lối sống của nó, đặc biệt là ghi âm cho được thứ “ngôn ngữ” riêng biệt.
* Được biết, ông là người đầu tiên ở Bình Phước nghiên cứu thành công về mô hình nuôi yến. Vậy ông có dự định truyền lại những bí quyết này cho những ai đam mê về yến?
- DNTN Hồng Đức luôn sẵn sàng tư vấn, cung cấp và lắp đặt thiết bị nhà yến, gọi yến, ấp nở, nhân, tách bầy đàn yến. Hiện nay, có 3 loại yến mà tổ có thể ăn được. Tổ yến màu trắng được kết từ nước bọt của chim yến hàng. Tổ yến màu đen có khoảng 10% lông cơ thể và 90% là nước bọt của chim bố, mẹ. Loại thứ 3 là yến rêu gồm rác và nước bọt của yến lẫn lộn. Trong thành phần tổ yến có chứa hàm lượng protein rất cao (45% - 55%), trong đó có chứa tới 18 loại acid amin, một số  hàm lượng cao như: acid, aspartic serine, tyrosine, phenylalamine, valine arginine, leucine… Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu. Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu dùng yến sào điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số chất kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong yến sào.

Mặt hàng đắt giá nhất trên thị trường thế giới

Yến sào luôn được coi là cao lương mỹ vị, mặt hàng đắt giá trên thị trường thế giới. Giá tổ yến không ngừng tăng cao theo từng thời kỳ. trong khoảng 30 năm trở lại đây, 1 kg tổ yến đã tăng đến 10 lần, từ 500 - 600 USD năm 1978 đến 3.000 - 4.000 USD năm 2004 và bây giờ 1 kg tổ yến có thể đạt tới 6.000 - 6.500 USD. Bằng nhiều phương pháp phân tích, các nhà khoa học đã tìm ra giá trị bổ dưỡng của yến sào. Yến sào được biết đến nhiều nhất với các tác dụng làm đẹp da, kích thích phát triển và trẻ hóa tế bào, bổ phổi, tăng cường sinh lực, tăng cường hồng cầu và huyết sắc tố, tăng cường hệ miễn dịch, tình dục, cải thiện giọng nói, tăng cường tập trung, phục hồi siêu vi B, C… tiêu đờm, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường… Để chia sẻ những thành công của mình với những ai có nhu cầu nuôi chim yến có thể liên hệ TTƯT - bác sĩ Huỳnh Kim Tiền, DNTN Hồng Đức, địa chỉ: Hải Thượng Lãn Ông, xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài - Bình Phước, điện thoại: 0914.428607 - 0948990758 để được cố vẫn kỹ thuật.
 Xuân Toàn thực hiện( Báo người lao động)

Làm giàu bằng nghề nuôi yến trong nhà



Làm một căn nhà ba tầng xong rồi... bỏ hoang! Đến hai năm sau, nếu dụ được 50 - 60 cặp yến về ở thì coi như bước đầu thành công. Giá tổ yến nuôi ở Gò Công dao động khoảng từ 32 triệu - 42 triệu đồng/kg.

Một ngôi nhà bình thường? - Không, đây là nhà nuôi chim yến ở Gò Công (Ảnh: Trí Quang)
Gần đây, trong một lần công tác Gò Công, thấy có những căn nhà cao tầng kỳ lạ, có mặt tiền trông giống như những căn nhà phố kế bên, cũng xây cao 3-4 tầng lầu.

Nhìn kỹ, mới thấy phía sau mặt tiền nhà này, chủ nhà xây nối dài những vuông nhà bít bùng, vách không cần sơn phết, xung quanh có nhiều lỗ thông hơi hình tròn cỡ miệng chén. Đặc biệt, có những ô cửa vuông hun hút, bên trong tối om.

Một người dân ở đây nói chiều nào cũng vậy, chim yến nườm nượp bay về những căn nhà nói trên. Vào những lúc mưa giông, yến tụ về đó đen kịt. Hỏi ra mới biết, đó là những căn nhà nuôi yến của các “đại gia” miệt Gò Công.

Dụ yến vào nhà

Ở huyện Gò Công Tây, có một ngôi nhà năm tầng mà đã có bốn tầng dành cho chim yến ở, ước tính có tới hàng vạn con. Đó là nhà của ông Mười Thiết (Trần Văn Thiết) tại ấp Khương Ninh, xã Long Bình.

Ông Mười nói: Cách nay hơn 20 năm, bỗng nhiên có một đàn yến bay về đáp vào các tầng lầu rồi làm tổ, đẻ trứng nhưng lúc đó ông không hề để ý. Đến khi biết được giá trị của yến sào, ông mới bắt đầu quan tâm cho tu bổ, thiết kế lại nhà cửa theo đúng qui cách và phù hợp với tập tính sinh thái của chúng. Đến nay, đàn yến đã phát triển nhiều vô số kể.

Chim yến tụ về trong nhà dân ở Gò Công
Hiện nay, ở Gò Công có 2 mô hình nuôi chim yến. Một là nuôi tự nhiên như đàn yến của ông Mười Thiết, nhưng mô hình này rất hiếm. Hai là dùng phương pháp dẫn dụ. Trước hết phải nhờ tư vấn, họ thiết kế sao cho ngôi nhà đúng qui cách, rồi dùng máy phát ra âm thanh gọi bầy để dụ yến về.

Anh Nguyễn Văn Mến, một chủ nuôi yến ở Gò Công Tây tiết lộ, phải trang bị bên trong đủ mọi điều kiện cần thiết - theo kiểu nói của dân nuôi yến là "sang như khách sạn" - mới dụ yến về được.

Máy phát âm thanh dụ yến về nhà (Ảnh: Báo ảnh Đất Mũi)
Kế đó, phải có nhạc để dụ yến. Nhạc phát qua những cái loa nhỏ xíu gắn gần tổ yến, rồi phải gắn lên trần nhà những hộp vuông bằng gỗ chuyên dùng phù hợp với tập quán của yến. Nói nôm na là ngăn phòng cho từng cặp vô ở. Muốn cho yến làm tổ phải làm trước cái tổ giả y như thiệt, yến tưởng tổ của chúng thì mới chịu vô ở. Làm một căn nhà ba tầng, bỏ hoang đến hai năm sau, nếu dụ được 50-60 cặp yến về ở coi như bước đầu thành công.

“Tuy nhiên, số trường hợp “dụ” yến thành công ở vùng đất Gò Công này chỉ khoảng 50%. Nhiều người đầu tư hàng tỷ đồng xây nhà 3 tầng, trang bị đầy đủ thiết bị cùng với thuê công ty tư vấn, nhưng vẫn thất bại”, anh Mến cho biết thêm.

Anh Thanh ở thị xã Gò Công, một người chuyên sang đĩa CD dẫn dụ yến, cho biết: Khi những con yến trưởng thành nhận được tín hiệu phát ra từ đĩa, chúng sẽ tự động tách bầy. Lúc đầu chúng chỉ thám thính, sau đó mới quay lại tìm chỗ “cư trú” và sống với nhau thành đàn.

“Bằng kinh nghiệm riêng, sau một thời gian chăm sóc yến, có người đã biết “gọi yến vào nhà”, anh Thanh nói. Ngay cả tiếng kêu sáng hoặc chiều của yến, họ cũng đoán được chúng đang cần gì, đang gọi đàn hay gọi tình.

Lãi cao...

Ông Mười Thiết phấn khởi cho biết, các công ty ở Khánh Hòa đã đánh giá chất lượng yến sào ở Gò Công rất tốt, không thua gì ở các nơi khác. Ông còn tiết lộ, nghề nuôi yến hiện nay lợi nhuận rất cao nhưng muốn thành công, người nuôi phải say mê và nắm vững kỹ thuật, nhất là môi trường xung quanh phải ổn định, xa tiếng ồn. Đặc biệt, thời gian khai thác phải hợp lý, tránh lấy tổ lúc chim mới đẻ trứng hoặc con vừa mới nở.

Tổ yến Gò Công nuôi trong nhà giá tuy thấp hơn yến ngoài tự nhiên như ở Khánh Hòa, nhưng giá cũng từ 32 - 42 triệu đồng/kg. Trong ảnh: Yến ngoài tự nhiên (ảnh nhỏ phía trên, góc phải là một tổ yến tự nhiên)
Hiện nay, giá 1 kg tổ yến Gò Công dao động khoảng 32 triệu đồng, nếu làm sạch sẽ thì giá của nó lên đến 42 triệu đồng. Riêng loại tổ yến ở tỉnh Khánh Hòa giá rất cao khoảng 60 triệu đồng/kg, nên nhiều người vẫn gọi tổ yến là “vàng trắng”. Đây là nguồn lợi nhuận rất cao mà các ngành nghề khác khó có thể sánh bằng, nên kích thích nhiều hộ dân muốn tìm cách nuôi yến trong nhà.

Hiện các ngành chức năng vẫn chưa quan tâm nhiều đến nghề này, chưa có kế hoạch phát triển lâu dài mô hình nuôi chim yến trong nhà. Việc cập nhật thông tin về kỹ thuật nuôi chim yến cũng chưa được quảng bá rộng rãi. Đa phần hộ nuôi chim yến là tự phát, tự mày mò học hỏi kinh nghiệm của nhau.

Nếu nhà nước có kế hoạch hỗ trợ, thì đây sẽ trở thành một mô hình làm ăn bền vững: Vừa tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, vừa tăng thêm kim ngạch xuất khẩu cho nước nhà.

Nuôi yến trong nhà: Khó nuôi, nhưng dễ khai thác, lãi cao


Xưa kia, ai cũng nghĩ rằng chim yến chỉ sinh sống và làm tổ ngoài đảo xa bờ, nhưng gần đây đã có nhiều gia đình nuôi yến ngay tại nhà mình như ở Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang. Riêng khu vực Gò Công hiện nay, có hơn 10 cơ sở nuôi yến mang lại hiệu quả khả quan.

Vùng ven biển Gò Công là nơi thoáng đãng, khí hậu trong lành, nhiều phù du và côn trùng. Có lẽ đó là những yếu tố thích hợp giúp cho chim yến tìm đến cư trú. Chim yến Gò Công nhỏ như chim sẻ, nhưng khỏe và sức bay bền. Chúng thường sống có đôi, mỗi năm thường đẻ ba lần, mỗi lần 2 trứng. Loài chim này không thể đậu trên cành mà mỗi khi đáp xuống, chúng chỉ treo mình trên vách đá hoặc tường nhà bằng đôi chân ngắn, bé bỏng. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn nuôi chim yến, bí quyết để thành công trong việc dẫn dụ chim yến trước hết là kỹ thuật dẫn dụ yến vào nhà, kế đến là môi trường phải thoáng mát, sạch, yên tĩnh, ít người lui tới, trừ lúc làm vệ sinh hoặc chăm sóc các tổ chim non. Những khung cây, ván dành cho chim làm tổ phải mềm và tuyệt đối không có mùi vị khác thường.

Yến làm tổ bằng chính nước bọt của chúng tiết ra rồi tự kéo thành sợi nhỏ, cuộn lại giống hình vỏ sò gọi là yến sào (tổ yến). Sau khi chế biến, nó sẽ trở thành một loại thực phẩm quý hiếm mà xưa kia đã từng được xếp vào hàng “bát trân”. Nghề lấy tổ yến ngoài biển đảo rất vất vả vì phải leo lên giàn giáo thật nguy hiểm, còn tổ yến trong nhà rất dễ khai thác, chỉ cần biết bóc tách sao cho tổ còn nguyên vẹn là được. 
                                                                  

(Theo Trí Quang, Báo Dất Việt)

Không được xây mới nhà nuôi chim yến



TT - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM cho biết sở này vừa có văn bản gửi nhiều cơ quan chức năng, quận huyện về việc đề nghị theo dõi, kiểm tra xử lý và quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với việc xây dựng, phát triển các nhà nuôi chim yến lấy tổ.
Đồng thời yêu cầu tăng cường tuyên truyền, vận động, ngăn chặn xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở thành nhà dẫn dụ, gây nuôi chim yến để chờ quy hoạch của TP.

Nhiều nhà nuôi chim yến được xây dựng tại huyện Cần Giờ, TP.HCM - Ảnh: TRẦN MẠNH
Theo sở, đến nay UBND TP chỉ mới chấp thuận nuôi chim yến thí điểm mười nhà tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ). Sau khi thí điểm này được đánh giá, UBND TP mới xem xét, quyết định về chủ trương quy hoạch nuôi chim yến ở TP. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số nhà nuôi chim yến đã vượt xa con số được thí điểm.

 20/09/2012( Theo Báo Tuổi Trẻ)

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

TẠO CÔN TRÙNG CHO NHÀ YẾN

I/ Các yếu cần thiết nên tạo côn trùng làm thức ăn cho chim yến.

1/ Thức ăn ngoài môi trường ngày càng khan hiếm do số lượng chim yến tăng lên ngày càng nhiều và người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt côn trùng.
2/ Hấp dẫn những con chim hoang dã đến nhà bạn nhiều hơn để kiếm thức ăn, khi đó chim yến thấy môi trường bên trong nhà nuôi yến của bạn thích hợp chúng sẻ ở lại.
3/ Hổ trợ thức ăn cho chim mẹ trong quá trình nuôi con.
4/ Hổ trợ khả năng tập bắp môi cho chim con ngay tại nhà mình.

II/ Quy trình tạo ra ruồi giấm làm thức ăn cho chim yến.


Vòng đời của rồi giấm.
Vòng đời của rồi giấm


 1/ Chuẩn bị hổn hợp bột để pha trộn

Hổn hợp bột


2/ Ruồi giấm mẹ bắt đầu đẻ trứng vào hổn hợp và nở thành những ấu trùng.

Bắt đầu hình thành ấu trùng



3/Quá trình hình thành những cái kén.


Hình thành kén
4/ Những chú rồi giấm bắt đầu ra đời .
Bây giờ là lúc những chú chim yến thích nhất
Moi chi tiết xin liên hệ: 0903393508
yensaokienlong.blogspot.com

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN


Đây là mô hình xây nhà yến ờ Indonesia mà một người bạn chia sẻ.
1/ Khung nhà là hệ khung kết cấu thép hình
 Ưu điểm : thi công nhanh, giảm 10-20% chi phí xây dựng.
Nhược điểm: độ bền không cao như khung nhà bê tông cố thép.



2/ Tường bao chê xây gạch theo phương pháp cổ điển.


Đây là một pháo đài yến thực sự vĩ đại, đầy hứa hẹn.
Ở Việt Nam cũng có một số nhà đầu tư chọn mô hình này.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

NUÔI YẾN SÀO

Nuôi yến sào là một sự đam mê và chia sẻ những gì thành công của nó.
Hôm quả tôi đã được một người bạn ở Indonesia chia thành công, bắt đầu  từ những chiếc tổ giả làm từ những lá cây phi lao.


 
 
















 Phương pháp này cũng đang được một người ở Malaisia thực nghiệm lại.


Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...